Ô nhiễm chất thải rắn đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời thì hệ lụy của việc ô nhiễm chất thải rắn chắc chắn sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhựa Việt Tiến tìm hiểu về những tác động của ô nhiễm chất thải rắn để đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hữu hiệu nhất.
1. Ô nhiễm chất thải rắn là gì?
Ô nhiễm chất thải rắn là tình trạng các chất thải rắn hoặc bùn thải được xả ra môi trường mà chưa qua xử lý hoặc xử lý không hiệu quả. Về lâu dài, các chất thải này ngày một nhiều làm xuất hiện tình trạng tồn đọng, gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe của chúng ta.
2. Nguồn gốc của các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn thì có nhiều loại nhưng đa số đều xuất phát từ các hoạt động trong sản xuất và đời sống. Các chất thải rắn gây ô nhiễm thường gặp là:
2.1. Chất thải sinh hoạt hằng ngày
Chất thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm chất thải rắn được thải ra môi trường. Phần lớn chất thải sinh hoạt là các loại thực phẩm, đồ gia dụng từ hộ gia đình. Ngoài ra còn có các chất thải như giấy, nhựa, lọ thủy tinh, kim loại, chất bẩn, cát bụi,… từ các tổ chức và khu vực công cộng như văn phòng, trường học, công viên, bãi biển,…
2.2. Chất thải từ các ngành công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp được tạo ra trong quá trình sản xuất, gia công kim loại, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh hoặc trong các hoạt động bao bì đóng gói. Chúng thường là các nguyên liệu thừa, phế liệu,…
2.3. Chất thải trong xây dựng
Khi xây dựng một công trình mới hoặc tháo dỡ công trình cũ sẽ làm phát sinh ra nhiều vật liệu thừa như gạch vỡ, vôi vữa, tấm lợp, thạch cao,…đó là những loại chất thải rắn phổ biến trong ngành xây dựng.
2.4. Chất thải rắn trong y tế
Chất thải từ các cơ sở y tế như bệnh viện và phòng khám thường chứa nhiều mầm bệnh nên đòi hỏi phải có biện pháp thu gom và xử lý kỹ lưỡng. Một số rác thải y tế phổ biến là ống kim tiêm, ống truyền thuốc, kim, bông gạc,…
Xem thêm:
3. Thực trạng ô nhiễm chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay
Ô nhiễm chất rắn đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết tại Việt Nam. Theo thống kê, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 67.877 tấn mỗi ngày, khu vực đô thị chiếm khoảng 38.143 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 29.734 tấn/ngày.
Phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam chủ yếu là chôn lấp, thiêu đốt và tái chế. Trong đó, hơn 70% lượng rác thải sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng chỉ có khoảng dưới 20% được chôn lấp hợp vệ sinh. Khoảng 30% lượng rác thải được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc tái chế nhưng có đến 2/3 được đốt bằng các lò đốt thủ công, làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân thì không phân loại và bỏ rác không đúng nơi quy định còn khá nhiều, nhất là ở khu vực nông thôn. Chính quyền địa phương thì chưa quyết liệt trong việc kiểm soát hoạt động phân loại rác thải của người dân. Hạ tầng kỹ thuật tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển và khu tái chế chất thải rắn sinh hoạt còn chưa được đầu tư đa dạng.
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm chất thải rắn
Ô nhiễm chất thải rắn là do đâu? Vì sao chất thải rắn ngày một nhiều hơn? Câu trả lời sẽ được là sáng tỏ trong các nguyên nhân chính sau đây:
- Gia tăng dân số và đô thị hóa: Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng cao. Các khu dân cư và nhà ở được coi là nguồn phát sinh chất thải rắn chính.
- Thiếu hệ thống quản lý và xử lý rác thải hiệu quả: Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn ở nhiều nơi còn hạn chế nên chất thải không được thu gom và xử lý hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.
- Ý thức bảo vệ môi trường kém: Hành vi xả rác bừa bãi và thiếu ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân góp phần làm gia tăng ô nhiễm chất thải rắn.
- Sử dụng vật liệu không tái chế và không phân hủy: Người dân sử dụng các vật liệu không tái chế và không phân hủy như chai lọ nhựa, túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần,…làm ứ đọng ngày càng nhiều chất thải khó xử lý.
- Hạn chế trong công nghệ xử lý rác: Thiếu các phương pháp xử lý rác thải hiệu quả và thân thiện với môi trường cùng với công nghệ xử lý rác còn hạn chế đang làm cho tình trạng ô nhiễm chất thải rắn ngày càng nghiêm trọng hơn.
5. Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn
Ô nhiễm chất thải rắn đang diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ và cứ nếu kéo dài như thế thì chắc chắn môi trường sống của chúng ta càng bị hủy hoại nặng nề hơn. Những tác động đó có thể là:
5.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Chất thải rắn tích tụ lâu ngày sẽ làm giảm chất lượng đất, nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm do các chất độc hại, cụ thể như sau:
- Sự tích lũy chất thải rắn, đặc biệt là các vật liệu khó phân hủy như gạch, ngói, thủy tinh, bê tông,… làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Các chất thải chứa kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi có thể xâm nhập vào đất, gây ô nhiễm đến hệ sinh thái đất.
- Các chất thải nhựa khó phân hủy có thể tồn tại trong đất hàng trăm năm, gây cản trở sự hô hấp của rễ cây và làm suy giảm chất lượng đất.
5.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Khi chất thải rắn bị xả thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao mà không được thu gom, chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy sẽ gây bốc mùi hôi thối và làm phú dưỡng nguồn nước, khiến cho thủy sinh vật nước mặt bị suy thoái.
Đặc biệt, tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác chứa hàm lượng cao chất hữu cơ và các chất độc hại khác, có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật sống khi tiếp xúc.
5.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh ra các khí như CH₄ và CO₂. Tại các bãi chôn lấp rác, lượng khí phát thải phát sinh tự nhiên chiếm khoảng 30% khí phát sinh mà không cần tác động nhiệt.
Sự phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn tạo ra các mùi hôi như amoniac, hidrosunfua, mercaptan làm khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Các loại khói, tro bụi và các chất độc hại khi đốt chất rắn như lưu huỳnh, thủy ngân,… làm không khí bị ô nhiễm trầm trọng hơn.
5.4. Gây hại cho sức khỏe con người
Các khí có mùi phát tán trong không khí từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp, hen suyễn và stress, thậm chí là sảy thai. Khi chúng ta thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh sẽ làm cho các vật trung gian truyền bệnh như côn trùng, chuột, gián và bọ chét,… sinh sôi và phát triển nhiều hơn.
Ngoài ra, một số chất thải rắn còn chứa các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại và kim loại nặng. Khi tiếp xúc với các chất này, chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ngộ độc, tổn thương hệ thần kinh và gây ung thư.
Xem thêm:
6. Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn, chúng ta cần triển khai hàng loạt các biện pháp từ giảm thiểu nguồn phát sinh, tái sử dụng, tái chế cho đến xử lý và tiêu hủy an toàn như sau:
- Giảm thiểu phát thải tại nguồn: Hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần, khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm tái sử dụng và thân thiện với môi trường.
- Tái sử dụng và tái chế: Khuyến khích mọi người tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu hoặc tái chế chất thải rắn như giấy, nhựa, kim loại.
- Phân loại chất thải tại nguồn: Sử dụng thùng rác để phân loại rác thải thải tại nguồn. Hành động này giúp tăng hiệu quả của các phương pháp xử lý như tái chế, ủ phân hữu cơ và giảm được một lượng lớn rác phải chôn lấp, tiết kiệm chi phí xử lý.
- Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại: Các tổ chức nên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến như đốt rác phát điện, nhiệt phân, xử lý bằng công nghệ plasma để giảm thiểu ô nhiễm và tận dụng năng lượng từ chất thải.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tổ chức các chương trình giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Đây chính là yếu tố then chốt giúp hạn chế rác thải.
- Hoàn thiện chính sách và tăng cường quản lý: Cần xây dựng và thực thi các chính sách, quy định chặt chẽ về quản lý chất thải rắn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo người dân và doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các chính sách đề ra.
Giải quyết ô nhiễm chất thải rắn không chỉ là vấn đề một sớm một chiều, đó là cả một quá trình đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng, sự đóng góp của từng cá nhân. Qua bài viết này, Nhựa Việt Tiến mong rằng bạn đọc đã nhìn nhận rõ hơn về những tác động của chất thải đến môi trường, từ đó đi đến những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống ngày càng bền vững hơn.
Nếu muốn mua thùng rác phân loại chất lượng, giá rẻ thì Nhựa Việt Tiến là lựa chọn vô cùng lý tưởng. Chúng tôi cung cấp chính sách giá chiết khấu ưu đãi cho khách hàng đặt mua số lượng lớn cùng chế độ bảo hành dài hạn. Liên hệ ngay hotline 1800 7113 để mua thùng rác nhựa xịn sò!