Có bao giờ bạn thắc mắc rác sau khi được vứt đi sẽ được xử lý như thế nào không? Dân số ngày càng nhiều kéo theo lượng rác thải ngày một tăng, do vậy mà cần có những biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế số lượng rác thải ra mỗi ngày. Vậy quy trình xử lý rác thải sẽ diễn ra như thế nào và hiệu quả ra sao? Hãy cùng Nhựa Việt Tiến tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Quy trình xử lý rác thải là gì?
Quy trình xử lý rác thải là tập hợp các phương pháp được thực hiện nhằm thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy hoặc tái chế các loại rác. Mục đích chính là để giảm thiểu những tác động tiêu cực của những loại rác độc hại đến môi trường và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Quy trình này sẽ có nhiều giai đoạn và bắt buộc phải được thực hiện theo trình tự như sau:
- Phân loại rác thải tại nguồn.
- Thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết.
- Xử lý bằng các biện pháp như chôn lấp, thiêu đốt hoặc tái chế.
2. Một số quy trình xử lý rác thải
Mỗi loại chất thải sẽ có những cách xử lý khác nhau, nếu không áp dụng quy trình xử lý rác thải phù hợp chắc hẳn sẽ mang đến nhiều tác hại khôn lường. Dưới đây là một số quy trình được áp dụng cho từng loại:
2.1. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người thực phẩm thừa, giấy, nhựa,… Rác thải hữu cơ bao gồm thực phẩm thừa, lá cây và các vật liệu có thể phân hủy sinh học. Quy trình xử lý rác thải hữu cơ cũng bắt đầu bằng việc thu gom riêng biệt từ nguồn phát sinh. Sau đó rác hữu cơ được ủ trong điều kiện hiếu khí để chuyển hóa thành phân bón hữu cơ. Phân compost sau khi ủ được sử dụng trong nông nghiệp hoặc làm đất trồng cây.
Rác thải nhựa, đặc biệt là những sản phẩm nhựa dùng một lần, là một trong những loại rác khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Quy trình xử lý rác thải nhựa sẽ bao gồm:
- Rác thải nhựa được thu gom từ hộ gia đình, doanh nghiệp và các điểm thu gom tập trung.
- Sau đó nhựa được phân loại theo mức độ ô nhiễm để xác định phương pháp tái chế phù hợp. Bụi bẩn, dầu mỡ và tạp chất được loại bỏ để đảm bảo chất lượng tái chế.
- Nhựa được cắt thành mảnh nhỏ hoặc hạt để dễ dàng xử lý. Chúng ta có thể nấu chảy và tạo sản phẩm nhựa mới hoặc tiến hành phân hủy nhựa thành các hợp chất cơ bản để tái sử dụng.
- Những phần nhựa không thể tái chế sẽ được đốt để thu hồi năng lượng hoặc chôn lấp an toàn.
2.2. Quy trình xử lý rác thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp, phát sinh từ các hoạt động sản xuất và chế biến, chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Dưới đây là quy trình xử lý rác thải công nghiệp được áp dụng phổ biến:
- Trước tiên, rác thải công nghiệp được phân loại thành hai nhóm chính là chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại.
- Sau khi phân loại, rác thải được thu gom và vận chuyển đến các cơ sở xử lý chuyên biệt.
- Rác thải sẽ được xử lý bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để đốt cháy, chôn lấp, xử lý sinh học hoặc tái chế.
- Khi xử lý xong thì chúng ta cần tiến hành kiểm tra chất lượng và giám sát môi trường để đảm bảo rằng rác thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn và không gây tác động tiêu cực đến môi trường.
2.3. Quy trình xử lý rác thải y tế
Rác thải y tế bao gồm các vật dụng như băng gạc, kim tiêm, và các chất thải sinh học khác từ các cơ sở y tế. Quy trình xử lý rác thải y tế thường bao gồm các bước sau:
- Rác thải y tế được phân loại ngay tại nơi phát sinh thành các nhóm như chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và chất thải thông thường.
- Sau khi phân loại, rác thải được lưu trữ trong các thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy kín và đặt tại khu vực riêng biệt, tránh để chung với rác thải sinh hoạt thông thường.
- Rác thải y tế nguy hại thường được xử lý bằng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao hoặc tiệt trùng bằng hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn và vi rút.
- Sau khi xử lý, chất thải được vận chuyển đến các cơ sở tiêu hủy hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.
Xem thêm:
3. Lợi ích khi thực hiện quy trình xử lý rác thải
Áp dụng quy trình xử lý rác thải hiệu quả sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực như:
- Biến rác thành tài nguyên: Thay vì coi rác là thứ bỏ đi, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang tận dụng công nghệ để biến chúng thành tài nguyên giá trị. Nhựa phế liệu có thể tái chế thành nguyên liệu mới, rác hữu cơ làm phân bón sinh học hay thậm chí rác vô cơ còn có thể biến thành năng lượng tái tạo.
- Giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái: Một hệ thống xử lý rác thải hiệu quả sẽ giảm thiểu lượng rác độc hại thải ra môi trường, bảo vệ được các loài động vật hoang dã, đặc biệt là sinh vật biển.
- Tạo ra việc làm và thúc đẩy nền kinh tế xanh: Ngành công nghiệp xử lý rác thải và tái chế tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn cầu. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp tạo ra 700.000 việc làm mới vào năm 2030.
- Giảm chi phí xử lý: Một quy trình xử lý rác tối ưu giúp các thành phố giảm hàng triệu USD mỗi năm trong chi phí thu gom và chôn lấp. Các bãi rác quá tải không chỉ gây ô nhiễm mà còn tốn diện tích đất lớn, tái chế và xử lý rác hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách.
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng sống: Rác thải không được xử lý đúng cách có thể trở thành ổ bệnh, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, côn trùng và động vật gặm nhấm sinh sôi. Chính vì vậy, xử lý rác hiệu quả sẽ làm môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ được đảm bảo hơn.
4. Hướng dẫn áp dụng quy trình xử lý rác thải hiệu quả
Muốn áp dụng rộng rãi quy trình xử lý rác thải đòi hỏi cần có sự chung tay của cộng đồng. Từng cá nhân nếu có ý thức bảo vệ môi trường sẽ góp phần xử lý rác thải hiệu quả hơn. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể:
4.1. Xác định phạm vi
Quy trình xử lý rác thải hiệu quả có thể được áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ hộ gia đình, trường học, bệnh viện cho đến các khu công nghiệp và đô thị. Mỗi khu vực sẽ có đặc thù riêng về loại rác thải phát sinh, khối lượng và tần suất, do đó xác định phạm vi áp dụng là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn, những nơi có dân cư đông đúc như đô thị thì lượng rác thải sinh hoạt thường lớn và đa dạng, đòi hỏi quy trình xử lý phức tạp hơn so với khu vực nông thôn.
4.2. Xác định đối tượng
Quy trình xử lý rác thải hiệu quả hướng đến nhiều đối tượng khác nhau:
- Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thiết lập chính sách, quy định và giám sát việc thực hiện quy trình xử lý rác thải.
- Doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu, tái chế và xử lý rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Cộng đồng và hộ gia đình cần tham gia phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại nguồn, góp phần giảm tải cho hệ thống xử lý tập trung.
- Tổ chức phi chính phủ và đoàn thể cần tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp xử lý rác.
4.3. Xây dựng quy trình xử lý rác thải thích hợp
Bên cạnh xác định phạm vi và đối tượng, chúng ta còn cần phải thiết lập một quy trình xử lý rác thải hiệu quả. Để xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh, bạn cần áp dụng các bước sau:
- Đánh giá thực trạng rác thải: Xác định loại, khối lượng và nguồn gốc rác thải để đề ra biện pháp xử lý phù hợp.
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khuyến khích phân loại rác thải ngay từ nguồn phát sinh, sử dụng thùng rác để phân loại tốt hơn.
- Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp: Dựa vào đặc điểm rác thải và điều kiện địa phương, bạn có thể áp dụng các phương pháp như tái chế, ủ sinh học, đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.
- Xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển hiệu quả: Thiết lập lịch trình và tuyến đường thu gom hợp lý, đảm bảo rác thải được vận chuyển an toàn đến nơi xử lý.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tổ chức các chương trình giáo dục, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải đúng cách, khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân.
- Giám sát và đánh giá: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quy trình xử lý rác thải, từ đó đề xuất cải tiến và điều chỉnh kịp thời.
5. Một số mô hình xử lý rác thải hiệu quả
Ngoài những quy trình xử lý rác thải phức tạp thì chúng ta vẫn có thể áp dụng các mô hình đơn giản có thể làm tại nhà như sau:
5.1. Mô hình hố rác di động
Mô hình hố rác di động là giải pháp đơn giản và hiệu quả trong việc xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Hố rác được đào với kích thước khoảng 1mx1mx1m, bên trên có nắp đậy làm bằng ván, nhựa hoặc tôn để ngăn mùi và côn trùng.
Chi phí xây dựng mỗi hố rác dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng. Hàng ngày, các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, rau củ hư hỏng được bỏ vào hố. Sau một thời gian, rác phân hủy thành phân bón tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp.
5.2. Mô hình xử lý rác bằng men vi sinh
Xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh bản địa (IMO), là phương pháp đang được nhiều hộ gia đình hưởng ứng tích cực. Quy trình thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần phân loại rác thải hữu cơ, sau đó ủ với men vi sinh IMO. Men vi sinh giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy rác, giảm mùi hôi và tạo ra phân bón hữu cơ chất lượng cao cho cây trồng.
6. Kết luận
Áp dụng quy trình xử lý rác thải hợp lý sẽ đồng loạt làm giảm một lượng rác thải đổ ra môi trường, đồng thời ngăn chặn được những hiểm họa của rác thải tác động đến sức khỏe của chúng ta. Tất tần tật những thông tin về quy trình xử lý rác đã được Nhựa Việt Tiến đề cập ở bài viết trên. Hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức cần thiết để góp một phần nhỏ vào công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa.
Để phân loại rác thải hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng thùng rác nhựa. Nếu muốn tìm mua thùng rác nhựa chất lượng, giá rẻ thì Nhựa Việt Tiến là địa chỉ đáng tin cậy. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa chất lượng với mức giá phải chăng cùng chế độ bảo hành dài hạn. Liên hệ 1800 7113 để được tư vấn đặt thùng rác nhựa sớm nhất!