Rác thải nhựa trên biển hiện đang là nỗi lo chung của nhân loại. Chúng xuất hiện ngày càng nhiều và làm dấy lên những hiểm họa khôn lường cho đại dương. Bài viết dưới đây của Nhựa Việt Tiến sẽ làm rõ thực trạng đáng báo động của rác thải nhựa trên biển hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời để mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường đại dương.
1. Rác thải nhựa trên biển là gì?
Rác thải nhựa trên biển là thuật ngữ chỉ các loại vật dụng bằng nhựa trực tiếp hoặc gián tiếp bị con người thải ra môi trường biển. Không chỉ giới hạn ở các sản phẩm nhựa phổ biến như chai nước, túi nilon, ống hút hay bao bì thực phẩm, rác thải nhựa trên biển còn có thể là các đồ dùng nhựa từ ngành công nghiệp hàng hải như lưới đánh cá, phao xốp,…
2. Tình trạng rác thải nhựa trên biển hiện nay
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương có xu hướng gia tăng đáng báo động, trở thành vấn đề môi trường toàn cầu. Nếu cứ tiếp diễn, ô nhiễm sẽ dần bóp nghẹt các đại dương và sinh vật biển.
2.1. Ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu
Trên phạm vi toàn cầu, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương diễn ra từng ngày, từng giờ, từng phút. Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), mỗi năm, khoảng 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa được đổ ra biển nhưng phần lớn trong đó là sản phẩm nhựa dùng một lần. Con số này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.
Một điều đáng chú ý là rác thải nhựa không chỉ nổi trên bề mặt biển mà còn tích tụ dưới đáy đại dương. Ước tính có khoảng 3 đến 11 triệu tấn rác thải nhựa nằm dưới đáy biển, tập trung chủ yếu quanh các lục địa và ở độ sâu hơn 200 mét.
Tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, 88% các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa theo báo cáo của WWF. Ít nhất 2.144 loài trong số đó phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa trầm trọng.
2.2. Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển ở Việt Nam
Theo báo cáo, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải rắn xả ra biển nhiều nhất trên thế giới với lượng chất thải rắn thải ra biển khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa đại dương.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, rác thải nhựa chiếm tới 95,4% tổng lượng chất thải rắn tại một số vùng biển ô nhiễm ở Việt Nam. Báo cáo của WWF – Việt Nam cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra đại dương khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, phần lớn trong số đó là túi nilon. Mỗi hộ gia đình Việt Nam trung bình sử dụng khoảng 1kg túi nilon mỗi tháng và hơn 80% trong số đó bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ tính riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Đáng chú ý là lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Xem thêm:
- Cách làm thùng rác bằng chai nhựa
- Các loại thùng rác nhựa 120 lít giá rẻ
- Quy định về màu sắc thùng rác
3. Nguyên nhân rác thải nhựa trên biển ngày càng nhiều
Vì sao rác thải nhựa trên biển ngày càng nhiều là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Lý do chính của tình trạng này xuất phát từ những yếu tố sau:
3.1. Thói quen tiêu dùng sản phẩm nhựa dùng một lần
Do tính tiện lợi và giá thành rẻ nên các sản phẩm nhựa dùng một lần vẫn nằm trong danh sách ưu tiên khi mua sắm của đại đa số người tiêu dùng. Điển hình là các loại túi nilon, chai nhựa, ống hút hay hôp đựng thức ăn khi không được xử lý đúng cách mà trực tiếp thải ra môi trường.
Những loại rác này sẽ vô tình bị cuốn ra biển theo các đường ống chất thải. Số lượng rác vứt ra càng nhiều thì lượng rác tích tụ trên biển cũng ngày một đầy hơn, gây nên những vấn nạn mới cho môi trường sinh thái biển.
3.2. Hệ thống quản lý và xử lý rác thải chưa hiệu quả
Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển thì chưa thật sự có hệ thống quản lý và xử lý rác thải hiệu quả. Do thiếu hạ tầng thu gom và xử lý rác nên nhiều loại rác thải vẫn bị thải trực tiếp ra môi trường, trôi theo các con sông và đổ thẳng ra biển. Một số đơn vị còn đổ chất thải bất hợp làm gia tăng số lượng rác thải nhựa trên biển.
3.3. Hoạt động du lịch và sinh hoạt ven biển thiếu trách nhiệm
Tại các khu du lịch biển, bất cập về hành động xả rác bừa bãi của du khách và người dân địa phương cũng góp phần không nhỏ vào lượng rác thải nhựa trên biển. Nhiều người thiếu ý thức đến nỗi vứt bỏ chai nhựa, túi nilon và các vật dụng khác trực tiếp xuống biển hoặc trên bãi cát. Chính quyền thì tắc trách trong việc kiểm soát và xử lý rác thải dẫn đến số lượng rác ngày một nhiều hơn.
3.4. Hoạt động đánh bắt thủy sản không bền vững
Trong quá trình đánh bắt và khai thác hải sản, một số ngư dân bỏ lại hoặc làm rơi các dụng cụ như lưới, dây câu hay phao nhựa,… xuống biển. Những vật dụng này không chỉ trở thành rác thải nhựa mà còn là mối đe dọa cho sinh vật biển khi chúng dễ dàng bị mắc kẹt hoặc nuốt phải.
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều trên báo các trường hợp rùa hay cá heo mắc kẹt trên lưới hoặc vô tình ăn phải ống hút nhựa. Điều đó cho thấy chất thải nhựa đang dần bao phủ đại dương và âm thầm gây hại cho hệ sinh thái biến.
3.5. Ô nhiễm từ các nguồn nước đổ ra biển
Rác thải nhựa từ đất liền thường trôi theo các con sông, suối và hệ thống thoát nước đổ ra biển. Chính vì vậy mà nếu bạn xả rác bừa bãi trên đường phố, khi gặp mưa và gió, rác sẽ bị cuốn trôi vào các kênh rạch và cuối cùng đổ ra biển. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lượng rác thải nhựa trên biển ngày càng tăng.
4. Tác hại của rác thải nhựa trên biển
Một điều đáng lo ngại là nhựa không thể phân hủy sinh học mà chỉ phân rã thành các mảnh vi nhựa cực nhỏ. Những hạt vi nhựa này có thể tồn tại trong nước biển hàng trăm năm gây ra những hiểm họa như:
4.1. Ảnh hưởng đến sinh vật biển
Nhiều loài sinh vật biển từ động vật phù du đến cá voi hay nhầm lẫn các mảnh nhựa nhỏ với thức ăn. Nuốt phải nhựa có thể làm chúng tắc nghẽn hệ tiêu hóa, suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và dẫn đến tử vong.
Các sinh vật biển như rùa, chim biển và động vật có vú có thể bị mắc kẹt trong lưới đánh cá bỏ đi hoặc các loại rác thải nhựa khác. Hạn chế khi di chuyển hoặc tìm kiếm thức ăn sẽ làm các loài vật bị suy yếu và chết dần đi. Nhựa còn tích tụ trên các rạn san hô – một hệ sinh thái quan trọng đối với đa dạng sinh học biển, cản trở sự phát triển và sinh sản của chúng.
4.2. Ô nhiễm chuỗi thức ăn và tác động đến sức khỏe con người
Khi sinh vật biển nuốt phải nhựa, các hạt vi nhựa và chất ô nhiễm hóa học liên quan có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn biển. Khi chúng ta ăn các loại hải sản này có thể gián tiếp hấp thụ các hạt vi nhựa, tạo ra các mối nguy cơ cho sức khỏe như rối loạn nội tiết, ung thư,…
4.3. Ô nhiễm môi trường biển
Rác thải nhựa trên biển quá nhiều sẽ làm cho nước biển và đáy biển ô nhiễm nghiêm trọng. Khi nhựa phân hủy, các chất phụ gia và hợp chất hóa học từ chúng có thể được giải phóng, gây ra tình trạng ô nhiễm đại dương trên diện rộng.
4.4. Suy giảm đa dạng sinh học
Ô nhiễm nhựa sẽ gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học biển do các loài sinh vật bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi rác thải nhựa. Một số loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng nếu vấn nạn này không được kiểm soát kịp thời.
4.5. Tác động kinh tế và du lịch
Rác thải nhựa trên biển quá nhiều sẽ làm giảm giá trị cảnh quan, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch. Các bãi biển ô nhiễm rác thải nhựa thường ít hấp dẫn du khách kéo theo việc sụt giảm doanh thu. Ngoài ra, ô nhiễm nhựa cũng gây khó khăn cho các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản, tác động không nhỏ đến kế sinh nhai của ngư dân.
5. Giải pháp làm giảm và xử lý rác thải nhựa trên biển
Để hạn chế tình trạng rác thải nhựa tồn đọng trên biển ngày càng nhiều, mỗi cá nhân và tổ chức đều có trách nhiệm chung ta bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải. Biện pháp hữu ích để khắc phục vấn đề này chính là:
- Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, chương trình giáo dục và hoạt động tình nguyện nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường biển. Khuyến khích người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc: Xây dựng và thực thi các quy định pháp luật chặt chẽ, áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi xả rác thải nhựa ra biển.
- Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải nhựa hiệu quả: Đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc thu gom, tái chế và xử lý rác thải nhựa. Công nghệ tái chế hiệu quả sẽ làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa trong tự nhiên.
Phân loại rác thải tại nguồn và tái sử dụng nhiều hơn: Mỗi cá nhân cần phân loại rác thải ngay tại nguồn, đặc biệt là phân biệt giữa rác thải nhựa và các loại rác khác. bạn có thể sử dụng thùng rác để nâng cao hiệu quả phân loại và thu gom rác thải. - Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường: Chúng ta nên sử dụng các sản phẩm thay thế được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường như túi vải, ống hút bằng kim loại hoặc tre, chai nước bằng thủy tinh và đồ dùng nhà bếp từ gỗ, silicon,…
- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong quản lý rác thải nhựa biển: Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển là vấn đề có tính liên vùng và xuyên biên giới. Chính phủ cần tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và công nghệ về quản lý rác thải nhựa biển.
Rác thải nhựa trên biển đang dần hủy hoại trầm trọng môi trường đại dương, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những thách thức cho môi trường sống của chúng ta. Qua bài viết vừa rồi, Nhựa Việt Tiến hy vọng bạn đã nhìn nhận được những trách nhiệm cần thiết trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa, từ đó hành động nhiều hơn để giữ gìn môi trường sống xanh – sạch – đẹp hơn.
Thùng rác nhựa là giải pháp hoàn hảo giúp phân loại rác thải hiệu quả. Nhựa Việt Tiến được biết đến là đơn vị cung cấp thùng rác uy tín hàng đầu thị trường. Chúng tôi áp dụng mức giá chiết khấu cực rẻ cho khách hàng mua số lượng sỉ, liên hệ 1800 7113 để được hỗ trợ đặt hàng sớm nhất nhé!