Rác thải nhựa bao gồm các vật liệu khó phân hủy trong môi trường. Trong rác thải sinh hoạt, ngoài túi nilon còn có nhiều loại nhựa phế thải khác, tạo nên một lượng rác thải lớn gây áp lực lên môi trường. Vậy rác thải nhựa là gì? Có thể giảm lượng rác thải bằng cách nào? Nhựa Việt Tiến sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Khái niệm rác thải nhựa
Rác thải nhựa là các sản phẩm được làm từ nhựa đã qua sử dụng hoặc không còn được dùng đến và bị vứt bỏ. Chúng bao gồm các loại chai lọ, túi đựng, ống hút nhựa, đồ chơi cũ, và các loại bao bì từ nhựa polyethylene (PE).
Rác thải nhựa có đặc điểm chung là khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường – có thể kéo dài từ hàng trăm đến hàng ngàn năm. Phần lớn rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày là các sản phẩm nhựa PE như túi nylon và chai nhựa, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng lượng rác thải nhựa toàn cầu và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường.
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
Ô nhiễm rác thải nhựa còn được gọi là ô nhiễm chất dẻo, là tình trạng môi trường bị tích tụ các sản phẩm nhựa không được xử lý đúng cách, gây hại cho sức khỏe con người, động vật và hệ sinh thái.
Các loại nhựa, đặc biệt là túi nilong không phân hủy sinh học, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm dẫn đến hiện tượng ô nhiễm lâu dài. Hiện tượng này đôi khi còn được gọi là “ô nhiễm trắng” – thuật ngữ được các nhà khoa học sử dụng để chỉ tác động tiêu cực của rác thải nhựa.
Nguồn gốc rác thải
Rác thải nhựa sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của con người, chủ yếu từ các nguồn sau:
- Chợ, điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn,… là những khu vực thải ra nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nilong, bao bì nhựa,…
- Từ các hoạt động hằng ngày của người dân và khách du lịch.
- Nhựa từ bao bì thực phẩm, chai nhựa, và các chất thải độc hại khác.
- Rác thải nhựa từ các dụng cụ, đồ dùng nhựa và bao bì trong các hoạt động nghiên cứu, học tập và làm việc.
- Rác thải nhựa từ quá trình xây dựng, nâng cấp và sản xuất công nghiệp.
Tác hại rác thải nhựa
Rác thải nhựa đã trở thành mối nguy lớn đối với cuộc sống con người, cụ thể rác thải mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Cụ thể:
Đối với con người
Rác thải từ nhựa sau thời gian phân rã thành vi nhựa có thể xâm nhập vào đất, nước, không khí và chuỗi thức ăn, dẫn đến tích tụ trong cơ thể người. Các hạt vi nhựa này có thể gây rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch và nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Quá trình đốt rác nhựa không kiểm soát cũng sinh ra khí độc như dioxin, furan, gây hại cho hệ nội tiết và tăng nguy cơ ung thư. Một số loại túi nylon chứa hóa chất độc, khi đốt sẽ tạo ra khí axit gây nguy hiểm cho hô hấp.
Ngoài ra, một số sản phẩm nhựa kém chất lượng có thể chứa BPA và các hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến hệ sinh sản, ung thư và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác khi tiếp xúc với thực phẩm nóng.
Đối với môi trường
Rác thải nhựa mang lại tiện ích cho cuộc sống hàng ngày, từ túi nylon đến ống hút và hộp đựng thực phẩm rất khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm. Khi bị chôn lấp, rác nhựa không chỉ làm thay đổi cấu trúc đất mà còn gây ô nhiễm, làm đất mất khả năng giữ nước, dẫn đến tình trạng xói mòn, cạn kiệt dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và cây trồng.
Bên cạnh đó, việc xử lý không đúng cách, như đốt nhựa, còn tạo ra khí thải độc hại, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và sự sống của các sinh vật.
Đối với sinh vật biển
Rác thải nhựa tràn lan trên các đại dương đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Nhiều loài sinh vật như cá, rùa biển và chim biển dễ dàng bị mắc kẹt hoặc ăn phải các mảnh nhựa, dẫn đến tổn thương nội tạng, tắc nghẽn hệ tiêu hóa, thậm chí là tử vong
Theo thống kê, trung bình mỗi con cá biển hiện nay chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa trong cơ thể, một con số đáng báo động cho sức khỏe của hệ sinh thái biển. Việc nhựa nổi trôi trên bề mặt biển cũng phá hủy môi trường sống, làm suy giảm đa dạng sinh học và gây mất cân bằng sinh thái biển, đe dọa sự tồn tại của nhiều loài sinh vật.
Biện pháp hạn chế rác thải
Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, hộp đựng thức ăn và chai nước nhựa. Thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm tái sử dụng như chai nước cá nhân, hộp đựng thực phẩm thân thiện với môi trường và túi vải.Thay đổi thói quen dùng đồ nhựa
Chuyển sang sử dụng khẩu trang vải
Thay vì dùng khẩu trang y tế một lần, hãy lựa chọn khẩu trang vải kháng khuẩn có thể giặt và tái sử dụng. Điều này giúp giảm lượng rác thải khẩu trang nhựa ra môi trường.
Thiêu đốt rác thải nhựa
Phương pháp thiêu đốt rác thải cần sử dụng nhiệt độ cao (từ 1000 – 1100 độ C) để phân hủy và tiêu hủy rác. Ưu điểm của phương pháp này là giúp đáng kể khối lượng rác cần chôn lấp, đồng thời có thể tái sử dụng năng lượng sinh ra trong quá trình đốt để phát điện hoặc phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Việc đốt rác thải nếu được kiểm soát tốt có thể mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư vào công nghệ và vận hành nhà máy thiêu đốt khá cao, đòi hỏi các quốc gia cần có nguồn tài chính và công nghệ phù hợp.
Tái chế
Tái chế rác thải giúp tận dụng nguồn nhựa đã qua sử dụng để tạo ra sản phẩm mới, có thể dùng nhiều lần, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Phương pháp này không chỉ làm giảm ô nhiễm mà còn tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giảm áp lực lên các bãi chôn lấp.
Phân loại rác tại nguồn
Có thể nói phân loại rác tại nguồn là bước đầu tiên để việc xử lý rác thải nhựa trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí thu gom và vận chuyển, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khi rác được phân loại ngay từ ban đầu, nhựa có thể dễ dàng được thu gom để tái chế hoặc xử lý đúng cách, thay vì bị lẫn với rác thải khác, gây khó khăn cho việc xử lý.
Để thực hiện phân loại hiệu quả, rác thải cần được chia thành các nhóm:
- Rác hữu cơ: Các loại dễ phân hủy như thực phẩm, vỏ trái cây, rau củ.
- Rác vô cơ: Bao gồm rác tái chế (nhựa, giấy, kim loại) và rác không tái chế (gạch, vải cũ).
- Rác thải nguy hại: Pin, acquy, bóng đèn, và các sản phẩm chứa hóa chất độc hại.
Nâng cao giáo dục cộng đồng
Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người là yếu tố giúp thay đổi thói quen tiêu dùng. Khi nhận thức được mức độ nguy hại của nhựa, người dân sẽ dần chuyển sang các lựa chọn thân thiện với môi trường.
Vừa rồi là chia sẻ của Nhựa Việt Tiến về định nghĩa rác thải nhựa, các tác hại cùng với những phương pháp hạn chế rác thải ra ngoài môi trường. Nếu bạn thấy danh mục Kiến thức môi trường hay và hữu ích, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.