Rác thải được phân thành nhiều loại và mỗi loại cũng có cách thức xử lý khác nhau. Vì thế, mọi người nên biết cách nhận biết rác nào là rác không tái chế, rác tái chế, rác vô cơ và rác hữu cơ. Tại bài viết này, Nhựa Việt Tiến sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại rác thải không tái chế nhé!
Rác không tái chế là gì?
Rác không tái chế là loại rác thải đã qua sử dụng, không còn khả năng tái sử dụng hay tái chế thành sản phẩm mới. Loại rác này thường chứa thành phần khó phân hủy hoặc có chất độc hại. Thế nên, nếu loại rác này không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất, nước và không khí. Việc thải bừa các loại rác thải không thể tái chế sẽ làm tăng nồng độ khí độc trong không khí, góp phần vào hiệu ứng nhà kính và làm nhiệt độ trái đất nóng lên.
Phân loại rác thải không tái chế
Gốm sứ
Sản xuất gốm sứ cần nguyên liệu đất sét, đất và bột. Các nguyên liệu này thường được nung ở nhiệt độ cao lên tới 1600 độ C để có thể tạo ra thành phẩm gốm sứ. Sau khi đã tạo ra gốm sứ, chắc chắn rằng các sản phẩm này không thể trở lại thành nguyên liệu đất sét để có thể tái chế lại, tạo thành sản phẩm khác.
Pin và bình ắc quy
Hầu hết các loại bình ắc quy và pin chì chúng ta đang sử dụng đều chứa axit ăn mòn và khí độc. Thế nên, một khi các chất axit và khí độc này thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nhà máy thu gom rác thải cũng gặp khó khăn trong việc tái chế loại rác thải này. Chính vì thế mà những phế thải này cần được phân loại tại nguồn và xử lý phân hủy một cách riêng biệt.
Chất thải y tế
Theo nghiên cứu của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) thì chất thải y tế được xem là rác thải nguy hiểm sinh học. Khi vứt bỏ loại rác này ra ngoài môi trường, bạn cần hết sức thận trọng và xử lý chúng đúng cách. Bởi chỉ có các trung tâm chuyên tái chế rác thải y tế chuyên dụng mới có thể thực hiện tái chế được chúng.
Chất thải hữu cơ
Đây là loại rác có nguồn gốc từ các chất hữu cơ, bao gồm thực phẩm, cây cỏ,… Đặc điểm của rác thải hữu cơ là dễ phân hủy tự nhiên, nhưng khi tích tụ lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi khó chịu và thu hút côn trùng. Nếu không được xử lý đúng cách, chúng sẽ phân hủy và tạo ra khí metan là một loại khí nhà kính có hại cho môi trường.
Đồ giấy dùng 1 lần
Nhiều người ưa chuộng sử dụng đồ giấy dùng 1 lần bởi nó tiện lợi và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc tái chế chúng lại là một vấn đề khác. Khi mà những sản phẩm giấy này đựng thức ăn bị bám dầu mỡ hay bị bẩn sau khi sử dụng, sẽ gây cản trở quá trình xảy ra các phản ứng hóa học để biến những sản phẩm giấy này thành bùn.
Mặc dù không thể tái chế, loại giấy dùng 1 lần này có thể phân hủy được trong môi trường sau một khoảng thời gian nhất định.
Giấy tráng nhựa
Hộp sữa, giấy gói thức ăn nhanh hay cốc giấy tráng nhựa,… là loại giấy được phủ một lớp nhựa hoặc kim loại mỏng để chống thấm nước hoặc bảo quản sản phẩm. Việc phân tách lớp nhựa hoặc kim loại này khỏi sợi giấy rất khó khăn và tốn kém. Công nghệ hiện tại chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu để tái chế nên loại giấy này được xem là rác thải.
Giấy than và giấy carbon
Các loại hóa đơn, phiếu mua hàng có lớp than hoặc lớp giấy carbon sẽ chứa một lớp hóa chất đặc biệt để tạo ra bản sao khi viết hoặc in. Hóa chất có trong giấy gây khó khăn trong việc tái chế để sản xuất giấy mới. Thêm vào đó, các hóa chất độc hại này có thể làm hỏng thiết bị tái chế hoặc gây ô nhiễm cho nước thải.
Kính thủy tinh
Mỗi loại sản phẩm thủy tinh sẽ có nồng độ và tỷ lệ vật chất khác nhau, nên khó có thể tái chế chúng chung với nhau để tạo nên sản phẩm mới. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng rác thải thủy tinh để làm thành những vật dụng phục vụ trang trí trong nhà hoặc không gian học tập, làm việc của bạn.
Rác không tái chế chứa hóa chất
Các vật dụng có chứa hóa chất độc hại, dễ cháy hay dễ ăn mòn như sơn dầu, thuốc trừ sâu, nhiên liệu,… chắc chắn không thể tái chế. Vì thế, bạn cần hết sức cẩn trọng khi vứt bỏ bao bì và vật chứa của các chất này.
Sản phẩm điện có dây nhựa
Tai nghe, dây điện hay dây đèn led,..thường được làm từ dây nhựa bao quanh dây dẫn kim loại. Để có thể tái chế loại rác thải này, bạn phải dùng nhiệt để phân tách 2 nguyên liệu nhựa và kim loại riêng biệt với nhau.
Quần áo
Quần áo thường được sản xuất từ những loại vải cotton, vải len hay vải nỉ. Những loại vải này có thể phân hủy tốt trong môi trường tự nhiên, nhưng việc tái chế khó khăn hơn nhiều so với phân hủy chúng. Tuy nhiên, những năm gần đây đã có 1 số hãng thời trang lớn tại Việt Nam và trên thế giới đã và đang có những chương trình để thu gom quần áo cũ lại tái chế.
Vật liệu xây dựng
Gạch và bê tông là các vật liệu xây dựng phổ biến, có độ bền cao và không thể tái chế được. Gạch và bê tông khó phân tách thành các thành phần nguyên liệu ban đầu đặc biệt là khi kết hợp với thành phần xi măng, cốt thép hay chất phụ gia. Điều này làm cho việc tái chế trở nên phức tạp hơn.
Nhựa không thể tái chế
Không ít người lầm tưởng rằng tất cả các loại nhựa đều có thể tái chế, tuy nhiên điều này là sai lầm. Vẫn có một số loại nhựa không thể tái chế bởi không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình tái chế. Chẳng hạn:
- Nhựa Polyvinyl Chloride (PVC): Loại nhựa này chứa nhiều chất phụ gia độc hại, có thể gây ô nhiễm môi trường và hư hại máy móc trong quy trình tái chế. Đặc biệt, khi bị đốt nhựa PVC còn thải ra các khí độc gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
- Nhựa Plystyrene (PS): Nhựa PS khó thu gom và làm sạch, dễ bị vỡ thành các mảnh nhỏ nên gây khó khăn cho quy trình tái chế.
- Nhựa Low – Density Polyethylene (LDPE) dạng mỏng: Do quá mỏng và dễ bám bẩn, nhựa LDPE thường khó tái chế và không mang lại hiệu quả kinh tế.
- Nhựa Polylactic Acid (PLA): PLA không thể tái chế cùng với nhựa thông thường vì thành phần sinh học của nó. Nhựa PLA cần được xử lý trong điều kiện công nghiệp đặc biệt để phân hủy hoàn toàn.
Cách xử lý các loại rác không tái chế
Việc xử lý rác không tái chế được đòi hỏi phải có phương pháp đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một vài cách xử lý phổ biến:
Phân loại rác tại nguồn
Phân loại rác thải tại nguồn là quá trình tách riêng các loại rác ngay tại điểm phát sinh như gia đình, văn phòng hay cơ sở sản xuất. Mục đích của việc này là để giúp việc xử lý sau đó trở nên đơn giản hơn. Cách thực hiện đơn giản nhất là sử dụng thùng đựng rác phân loại để tách các loại rác vô cơ, rác hữu cơ và tái chế riêng biệt với nhau.
Chôn lấp
Rác không tái chế được vận chuyển đến các bãi chôn lấp chuyên dụng. Những bãi chôn lấp này thường được thiết kế với lớp lót chống thấm được làm từ nhựa hoặc màng cao su dưới lòng đất. Nhằm mục đích ngăn không cho chất lỏng từ rác thấm vào đất và gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Đốt cháy
Rác thải không thể tái chế, đặc biệt là các loại rác độc hại và khó phân hủy sẽ được đốt ở nhiệt độ rất cao khoảng từ 850 – 1.100 độ C trong các lò đốt chuyên dụng. Nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các hợp chất độc hại cùng vi khuẩn và giảm đáng kể khối lượng rác.
Sau khi đọc nội dung bài viết, Nhựa Việt Tiến mong rằng bạn đọc đã có thể giải đáp thắc mắc rác không tái chế là gì. Việc phân loại cùng những cách xử lý loại rác thải này. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề môi trường, hãy bấm theo dõi Việt Tiến để được cập nhật những Kiến thức môi trường mới nhất hiện nay nhé!