Trong ngành logistics hiện đại, việc sắp xếp hàng hóa hiệu quả trong container là yếu tố then chìa để tiết kiệm chi phí và tối đa hoạt động vận chuyển. Một container được sắp xếp hợp lý không chỉ giúc tối đa dụng tích, mà còn đảm bảo an toàn khi vận chuyển xa. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và cá nhân vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tính toán chi tiết trước khi xếp hàng. Bài viết này Nhựa Việt Tiến hướng dẫn cách tính xếp hàng vào container từng bước trong việc tính thể tích, số lượng hàng xếp được, những lỗi thường gặp và các công cụ hỗ trợ tối ưu.
1. Các loại container phổ biến trong vận tải
Trong vận chuyển biển và logistics quốc tế, ba loại container dưới đây được sử dụng phổ biến nhất:
Thông số | Container 20 feet (20GP) | Container 40 feet (40GP) | Container 40 feet cao (40HC) |
Kích thước ngoài | 6.06m x 2.44m x 2.59m | 12.19m x 2.44m x 2.59m | 12.19m x 2.44m x 2.89m |
Dung tích chứa hàng khô | ~ 33 m³ | ~ 67 m³ | ~ 76 m³ |
Trọng tải tối đa | ~ 28 tấn | ~ 26.5 tấn | Phù hợp cho hàng hóa có thể tích lớn nhưng nhẹ |
2. Công thức tính thể tích và số lượng hàng hóa xếp trong container
Việc tính toán cần dựa trên thể tích container và thể tích từng kiện hàng. Cách tính cơ bản như sau:
- Thể tích container (m³) = Dài x Rộng x Cao
- Thể tích mỗi kiện hàng = D x R x C (mét)
- Số kiện xếp được = (Thể tích container / Thể tích kiện) × Hệ số hiệu suất
- Hệ số hiệu suất xếp thường dao động từ 0.85 – 0.9 do có không gian trống giữa các kiện, khoảng cách kỹ thuật, pallet…
Ví dụ:
Giả sử kiện hàng là thùng rác với kích thước mỗi cái là 73 x 58 x 108 cm ta có 0.73 x 0.58 x 1.08 = 0.457272 m³
- Số thùng rác có thể xếp trên Container 20GP = (33 / 0.457272) × 0.85 = 61 thùng
- Số thùng rác có thể xếp trên Container 40GP = (67 / 0.457272) x 0.85 = 124 thùng
- Số thùng rác có thể xếp trên Container 40HC = (76 / 0.457272) x 0.85 = 141 thùng
Giả sử kiện hàng là pallet nhựa có kích thước 120 x 120 x 15 cm ta có 1.2 x 1.2 x 0.15 = 0.216 m³
- Số thùng rác có thể xếp trên Container 20GP = (33 / 0.216) × 0.85 = 129 cái
- Số thùng rác có thể xếp trên Container 40GP = (67 / 0.216) x 0.85 = 263 cái
- Số thùng rác có thể xếp trên Container 40HC = (76 / 0.216) x 0.85 = 299 cái
Sắp xếp hàng hóa hiệu quả là yếu tố quan trọng
3. Lưu ý khi xếp hàng vào container để tối ưu không gian
Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình đóng hàng, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Chừa hao không gian: Dù tính toán theo thể tích lý thuyết, luôn cần chừa ra 10 – 15% để trống cho việc xếp dỡ, pallet, vỏ bao bì.
- Không vượt tải trọng tối đa: Thể tích xếp được nhiều chưa chắc đã cho phép vượt quá tải trọng tối đa của container.
- Chiều cao thực tế có thể tăng: Nếu sử dụng pallet gỗ hoặc nhựa, cần cộng thêm chiều cao vào kiện hàng.
- Phân bố trọng lượng đồng đều: Tránh dồn nặng về một phía gây lệch trọng tâm container, dẫn đến nguy cơ xô lệch trong quá trình vận chuyển.
4. Những lỗi thường gặp khi tính và xếp hàng container
Lỗi thường gặp |
Mô tả chi tiết |
Hậu quả thường gặp |
Bỏ qua không gian trống giữa các kiện hàng |
Không tính đến khoảng hở hoặc khe giữa các kiện khiến số lượng tính toán bị lệch |
Dư thừa hoặc thiếu kiện, gây lãng phí hoặc phải gửi thêm container mới |
Không cân nhắc tải trọng tối đa của container |
Chỉ tính thể tích mà quên giới hạn trọng lượng cho phép |
Container bị quá tải, dễ bị phạt tại cảng hoặc mất an toàn khi vận chuyển |
Không tính đến pallet hoặc chiều cao thực tế |
Chiều cao pallet và kiện có thể vượt chiều cao container nếu không đo kỹ |
Không đóng được container, phải tháo ra xếp lại, mất thời gian và công sức |
Sắp xếp hàng không đều hoặc chừa trống không hợp lý |
Các kiện không được phân bố đều, tạo lực nén không đồng đều |
Hàng dễ xô lệch, vỡ nát hoặc giảm tính ổn định trong vận chuyển |
Không kiểm tra sự tương thích kích thước kiện/container |
Dùng container không phù hợp với kích cỡ kiện (quá cao, quá thấp hoặc không tối ưu theo chiều ngang) |
Gây ra lãng phí không gian nghiêm trọng hoặc cần dùng loại container khác với chi phí cao hơn |
Mẹo: Trước khi xếp hàng thật, hãy mô phỏng thử bằng phần mềm hoặc mẫu demo để tránh rủi ro thực tế.
Xếp hàng đúng cách vào container giúp tối ưu chi phí, tận dụng không gian và đảm bảo an toàn vận chuyển. Nên tính toán kỹ lưỡng thể tích, tải trọng và sử dụng phần mềm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả logistics.