Nhiều hộ gia đình hiện nay đang muốn đầu tư một bể phốt nhựa thay vì bể phốt xi măng truyền thống. Bể phốt nhựa làm có khó không và cách làm như thế nào là câu hỏi lớn được đặt ra. Bài viết dưới đây của Nhựa Việt Tiến sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách làm bể phốt bằng thùng nhựa đảm bảo cực kỳ tiết kiệm và hiệu quả.
1. Nguyên lý hoạt động của bể phốt bằng thùng nhựa
Tương tự như các bể phốt xi măng truyền thống, bể phốt bằng thùng nhựa hoạt động dựa trên nguyên lý tự hoại. Quá trình này sẽ bắt đầu từ việc phân hủy chất thải hữu cơ nhờ vi khuẩn kỵ khí để chuyển đổi chất thải thành dạng lỏng và khí, sau đó thải ra môi trường một cách an toàn.
Nguyên lý hoạt động chi tiết của bể phốt này sẽ đi theo trình tự như sau:
- Tiếp nhận chất thải: Chất thải từ bồn cầu và các nguồn khác được dẫn vào ngăn chứa đầu tiên của bể phốt. Tại đây, các chất rắn nặng sẽ lắng xuống đáy và các chất nhẹ hơn như dầu mỡ sẽ nổi lên trên tạo thành lớp váng.
- Phân hủy kỵ khí: Trong ngăn chứa, vi khuẩn kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxy, chuyển đổi chúng thành các chất khí như metan và hydro sulfide. Quá trình này sẽ làm giảm thiểu lượng chất thải rắn và tạo ra bùn.
- Lắng và lọc chất thải: Nước thải sau khi qua ngăn chứa sẽ chảy sang ngăn lắng – nơi các hạt lơ lửng tiếp tục lắng xuống. Sau đó, nước thải được dẫn qua ngăn lọc chứa các vật liệu lọc như cát, sỏi để loại bỏ các tạp chất còn lại trước khi thải ra môi trường.
Bận cần lưu ý rằng trong quá trình phân hủy chất thải, khí metan sẽ được giải phóng qua đường ống thoát khí ở ngăn lắng. Khi lắp đặt bể phốt, bạn phải đảm bảo hệ thống thoát khí hoạt động hiệu quả. Nếu không có ống thoát khí hoặc hệ thống không thông thoáng, khí metan có thể tích tụ gây áp suất lớn dẫn đến nguy cơ nổ đường ống hoặc thậm chí làm hỏng toàn bộ bể.
2. Ưu nhược điểm của bể phốt bằng nhựa
Mặc dù làm bể phốt bằng thùng nhựa ngày càng được ưa chuộng nhờ những ưu điểm nổi bật nhưng hệ thống này cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý. Cụ thể như sau:
2.1. Ưu điểm
- Bể phốt nhựa được sản xuất từ chất liệu nhựa nguyên sinh LLDPE với thiết kế 3 lớp chắc chắn, hạn chế tình trạng nứt vỡ hoặc rò rỉ chất thải ra môi trường bên ngoài.
- Tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lắp đặt do trọng lượng thùng nhẹ, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp như bể phốt truyền thống.
- Làm bể phốt bằng thùng nhựa sẽ có độ bền cao và ít tốn kém chi phí bảo dưỡng.
- Thùng nhựa có nhiều kích thước nên bạn cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, không hề thua kém bể phốt xi măng truyền thống.
2.2. Nhược điểm
- Mặc dù tiết kiệm chi phí lắp đặt và bảo dưỡng nhưng chi phí ban đầu để làm bể phốt bằng thùng nhựa thường cao hơn so với bể phốt bê tông truyền thống.
- Bể phốt nhựa được sản xuất với kích thước cố định, nếu lượng chất thải tại hộ gia đình tăng lên, bạn sẽ phải thay thế bể mới với dung tích lớn hơn.
- Nếu bạn không biết lắp đặt đúng cách sẽ làm cho hệ thống nhanh hỏng, tốn thêm nhiều tiền để sửa chữa.
Xem thêm:
3. Hướng dẫn cách làm bể phốt bằng thùng nhựa đơn giản, tiết kiệm
Cách làm bể phốt bằng thùng nhựa chuẩn nhất sẽ bao gồm những bước sau đây:
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Trước khi tiến hành lắp đặt bể, chúng ta cần chuẩn bị các vật liệu như:
- 2 hoặc trên 3 thùng nhựa với dung tích tối thiểu 500 lít, trong đó thùng chứa nên có dung tích lớn hơn.
- Ống nhựa PVC đường kính tối thiểu 110mm để liên kết các thùng và hệ thống thoát nước.
- Máy khoan hoặc dụng cụ đục lỗ, ống nối chữ T, keo dán ống, cát và sỏi để làm lớp lọc trong ngăn lọc.
Bể thường có cấu tạo 3 ngăn chính bao gồm ngăn đầu tiên là ngăn chứa, tiếp đến là ngăn lắng và cuối cùng là ngăn lọc. Cách làm nắp bể phốt ở 2 ngăn đầu là khoét một lỗ có đường kính khoảng 2cm, ngăn lọc thì khoét 6cm để thuận tiện kiểm tra xử lý sau này.
3.2. Quy trình làm bể phốt bằng thùng nhựa
Cách lắp đặt bể phốt nhựa hoàn thiện sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định vị trí lắp đặt: Chọn vị trí đất chắc chắn, không nên chọn những nơi có xe cộ qua lại hoặc có vật nặng đè lên. Chỗ đặt bể phốt phải cách nhà tối thiểu 5m để hạn chế bị mùi hôi làm ảnh hưởng.
- Chuẩn bị thùng nhựa: Đục một lỗ trên nắp thùng nhựa đầu tiên (ngăn chứa) với đường kính 110mm để lắp ống dẫn chất thải từ bồn cầu xuống bể phốt. Đục hai lỗ ở gần miệng thùng để gắn ống thoát nước sang thùng thứ hai (ngăn lắng). Vị trí gắn ống ở sát miệng bể, đầu ống kia được gắn trên miệng thùng khác.
- Liên kết các thùng: Thùng thứ hai (ngăn lắng) nên thấp hơn thùng thứ nhất khoảng 10-30cm. Đục lỗ ở thùng thứ hai để lắp ống thoát khí và ống thoát nước thải ra ngoài. Vị trí lắp 2 ống này cũng gần với miệng bể. Nếu bạn sử dụng thùng thứ ba (ngăn lọc), hãy đục lỗ để nối ống từ thùng thứ hai và lắp ống thoát nước ra hệ thống thoát nước chung.
- Lắp đặt hệ thống lọc: Đổ cát và sỏi vào thùng thứ ba (ngăn lọc) để tạo lớp lọc tự nhiên trước khi nước thải ra môi trường.
- Chôn bể phốt: Đào hố với kích thước phù hợp để đặt các thùng nhựa đã kết nối. Đặt các thùng vào hố và đảm bảo các ống nối không bị gấp khúc hoặc rò rỉ. Lấp đất hoặc cát xung quanh thùng, nén chặt để cố định vị trí, tránh sụt lún. Đến đây là bể phốt nhựa đã được hoàn thiện.
4. 3 cách đặt ống bể phốt nhựa chuẩn nhất
Để làm bể phốt bằng thùng nhựa chất lượng, chúng ta phải đảm bảo các ống nối với nhau phải thật chắc chắn và được lắp đặt đúng kỹ thuật. Dưới đây là 3 cách đặt ống bể phốt nhựa chuẩn chỉnh nhất:
4.1. Cách 1: Đặt ống bể phốt bể nhựa tự hoại từ nguồn chất thải đến bể chứa
Ống dẫn chất thải từ bồn cầu vào bể phốt nên được đặt ở vị trí cao nhất có thể, gần tấm đan của bể. Nơi cao nhất sẽ làm chất thải chảy xuống nhanh hơn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn. Ống cũng cần có độ dốc hợp lý chất thải được lưu thông hiệu quả từ ngăn này qua ngăn khác.
4.2. Cách 2: Đặt ống bể phốt nhựa thông giữa các ngăn
Đặt ống thông giữa các ngăn của bể phốt thường sẽ dựa trên kích thước và thể tích của bể. Thông thường, ống được đặt ở vị trí khoảng 1/3 chiều cao của bể, tính từ miệng bể xuống. Ví dụ, với bể cao 1,3m, vị trí đặt ống cho bể 2 ngăn là 0,55m và cho bể 3 ngăn là 0,35m.
4.3. Cách 3: Đặt ống bể phốt nhựa để thoát khí và thoát nước thải sau khi lọc
Ống thoát khí có công dụng giải phóng các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí, giảm tích tụ khí gây áp lực trong bể. Ống này thường có đường kính khoảng 27mm và được đặt ở ngăn lắng, thông với khí trời. Đối với ống thoát nước thải sau khi lọc, bạn nên đặt cách nắp bể tối thiểu 20cm để đảm bảo nước thải chảy ra ngoài môi trường một cách hiệu quả mà không gây ùn ứ.
5. Bể phốt nhựa giá bao nhiêu?
Bể phốt nhựa hiện nay rất đa dạng về dung tích và thương hiệu. Để làm bể phốt bằng thùng nhựa hiệu quả và tiết kiệm, bạn cần xem xét kỹ lưỡng giá thành của thùng nhựa làm bể phốt. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua những loại bể phốt nhựa có sẵn.
Theo khảo sát trên thị trường thì bể phốt nhựa 500 lít – 2000 lít loại này sẽ có mức giá dao động từ 2.250.000 VNĐ cho đến 8.600.000 VNĐ tùy theo nhà cung cấp.
6. Nhựa Việt Tiến – Địa chỉ cung cấp thùng nhựa làm bể phốt uy tín, chất lượng
Nhựa Việt Tiến là nhà cung cấp thùng nhựa được nhiều khách hàng tin chọn nhờ vào những sản phẩm chất lượng đi kèm với dịch vụ bán hàng vô cùng chu đáo. Mua hàng tại đây, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi siêu hời như:
- Chính sách bán hàng giá sỉ cho những đơn hàng số lượng lớn.
- Tư vấn, giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Đặc biệt miễn phí cho các đơn hàng giao tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bảo hành sản phẩm 12 tháng và tiến hành đổi trả trong vòng 30 ngày nếu có lỗi từ phía nhà sản xuất.
Nếu quan tâm đến thùng phuy nhựa của chúng tôi, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1800 7113 hoặc nhắn tin trực tiếp trên website của Nhựa Việt Tiến để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất!
7. Kết luận
Làm bể phốt bằng thùng nhựa không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng cao, chính vì vậy mà bạn cần phải nắm rõ chi tiết cách lắp đặt hệ thống này. Bài viết của Nhựa Việt Tiến chắc hẳn đã giải đáp rõ ràng chi tiết các bước thực hiện làm bể phốt bằng thùng nhựa. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn xây dựng được một hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, tiết kiệm cho gia đình.