Nuôi lươn trong can nhựa mang đến nhiều lợi ích bất ngờ hơn so với các phương pháp truyền thống. Nhiều bà con đang muốn học hỏi sử dụng kỹ thuật này nhưng vẫn chưa có quy trình cụ thể. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhựa Việt Tiến để nắm được chi tiết hơn về cách nuôi loài động vật này.
1. Đặc điểm sinh học của lươn
Lươn đồng là loài cá nước ngọt có hình dạng đặc trưng và tập tính sinh học độc đáo. Thân lươn dài, phần trước tròn, phần sau đẹp bền và mỏng, toàn thân không có vảy. Đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rất rộng với xương hàm cứng và chắc. Vây ngực và vây bụng thoái hóa hoàn toàn; vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi nối liền với nhau, tạo nên đặc điểm nhận dạng riêng biệt.
Màu sắc của lươn thường thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống nhưng phổ biến là lưng có màu nâu sậm hoặc vàng nâu, bụng có màu vàng nhạt. Lươn có khả năng hô hấp qua màng của khoang bụng và ruột, không có bong bóng.
Lươn là loài ăn tạp, thiên về động vật có chất tanh. Giai đoạn còn nhỏ, lươn ăn động vật phù du; khi trưởng thành, chúng ăn các loài như giun nước, ấu trùng côn trùng, tép, cá con và cả thức ăn nhân tạo. Trong tự nhiên, lươn thuộc loài động vật lưỡng tính sinh dục và thường đẻ vào tháng 2 đến tháng 4. Khi còn nhỏ chúng là lươn cái nhưng sau khi đẻ lần đầu, chúng sẽ trở thành lươn đực. Lươn 1 tuổi có thể đẻ hơn 100 trứng.
2. Ưu điểm của kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa
Nhiều bà con chắc cũng còn bận tâm vì sao nuôi lươn trong can nhựa lại được nhiều người ứng dụng đến vậy. Kỹ thuật này đem đến những lợi ích gì? Dưới đây là những ưu điểm vượt trội mà nuôi lươn trong can nhựa mang lại:
- Chi phí đầu tư thấp: Sử dụng can nhựa thay vì xây dựng bể xi măng hoặc ao đất giúp bà con giảm đáng kể chi phí ban đầu.
- Dễ dàng quản lý và theo dõi: Người nuôi dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của lươn trong mỗi can nhựa.
- Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh: Môi trường nuôi trong can nhựa hạn chế tiếp xúc với bùn đất và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, giảm nguy cơ lươn mắc bệnh.
- Tiết kiệm diện tích và linh hoạt trong bố trí: Phương pháp này phù hợp với những hộ gia đình có không gian hạn chế. Can nhựa có thể được bố trí linh hoạt trên các ao, hồ hoặc thậm chí trong các khu vực nhỏ hẹp.
- Hiệu quả kinh tế cao: Với chi phí đầu tư thấp và quản lý hiệu quả, mô hình nuôi lươn trong can nhựa mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi.
3. Chi phí nuôi lươn trong can nhựa
Chi phí nuôi lươn trong can nhựa chủ yếu đến từ trang bị can nuôi, lươn giống, giá thể hay tiền mua thức ăn hoặc thuốc điều trị khi lươn bị bệnh. Theo một số nguồn tin, tổng chi phí cho 24 can nhựa, bao gồm cả lươn giống và vật liệu khác dao động khoảng 1,8 triệu đồng. Trung bình, mỗi can nhựa có thể nuôi được khoảng 1 kg lươn giống và sau 8 tháng đạt trọng lượng từ 300 – 400 gram/con là thu hoạch. Khi xuất bán, 1 can nhựa có thể đạt từ 14 – 15 kg lươn thịt, bà con sẽ lời hơn 1 triệu đồng.
Xem thêm:
4. Hướng dẫn cách nuôi lươn trong can nhựa
Mặc dù nuôi lươn trong can nhựa không quá khó nhưng để nuôi lươn đạt năng suất cao thì đòi hỏi chúng ta phải nắm được kỹ thuật nuôi chính xác. Chi tiết quy trình nuôi lươn trong can nhựa sẽ bao gồm các bước sau:
4.1. Chuẩn bị can nhựa và dụng cụ
Bạn cần chọn can nhựa có thể tích khoảng 30 lít, trên thân can đục nhiều lỗ có đường kính khoảng 0,6 – 1cm lưu thông nước và cung cấp oxy cho lươn. Bên trong can, xỏ các thanh tre dài khoảng 4 – 5cm để lươn có nơi quấn vào sinh trưởng. Phía trên can cũng cần đục lỗ để không khí khuếch tán vào bên trong, đảm bảo lươn có đủ oxy để thở.
4.2. Bố trí hệ thống nuôi
Phương pháp nuôi lươn trong can nhựa này không cần xây bể hay sử dụng bùn, chỉ cần có dòng nước tự nhiên là có thể nuôi được. Bạn chỉ cần bố trí can như sau:
- Can nhựa được treo cố định trên khung tre hoặc gỗ, cách mặt nước khoảng 0,4 – 0,5m sao cho phần trên của can nhựa nằm trên mặt nước khoảng 20 – 30 cm.
- Phần thân dưới của can chìm trong nước, tạo môi trường sống tự nhiên cho lươn.
- Mỗi can nên đặt cách nhau khoảng 2cm để đảm bảo sự thông thoáng và dễ dàng quản lý.
4.3. Chọn và thuần hóa lươn giống
Lươn giống nên được chọn từ nguồn tự nhiên, khỏe mạnh và ít bị bệnh. Trước khi thả vào can, chúng ta cần thuần hóa lươn bằng cách ngâm trong nước muối loãng hoặc iodine để loại bỏ mầm bệnh.
4.4. Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn cho lươn rất đa dạng bao gồm cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép, trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá,…
Dùng vải để may một chiếc túi khoảng 30 – 40 cm chiều dài gắn cố định với nắp can nhựa. Trên thân túi đục nhiều lỗ để khi cho thức ăn vào lươn có thể ăn từ những lỗ đó. Mỗi khi muốn cho lươn ăn thì bạn chỉ cần mở nắp can và cho thức ăn vào. Bà con nên cho chúng ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều.
4.5. Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc lươn nuôi trong can nhựa khá đơn giản, do nước trong can luôn được lưu thông tự nhiên nên bạn không cần thay nước thường xuyên, đỡ tốn công chăm sóc. Chúng ta chỉ cần theo dõi lượng thức ăn hàng ngày, nếu lươn bỏ ăn hoặc có dấu hiệu bất thường thì kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo môi trường nuôi là nước sạch, không ô nhiễm để lươn phát triển tốt nhất.
4.6. Thu hoạch
Sau khoảng 8 tháng nuôi, khi lươn đạt trọng lượng từ 300 – 400 gram/con thì bà con có thể tiến hành thu hoạch. Trung bình mỗi can nhựa có thể thu được từ 14 – 15 kg lươn thương phẩm, đem đến lợi nhuận đáng kể cho người nuôi.
5. Lưu ý khi nuôi lươn trong can nhựa
Để đảm bảo mô hình nuôi lươn trong can nhựa đạt hiệu quả cao và bền vững, bà con cần chú ý các điểm sau:
- Trên thân và nắp can nhựa cần đục nhiều lỗ nhỏ để không khí lưu thông, cung cấp đủ oxy cho lươn thở.
- Can nhựa nên được treo cố định trên khung tre hoặc gỗ, sao cho phần trên của can nhô lên khỏi mặt nước khoảng 20 – 30 cm để lươn nhận được oxy.
- Lươn giống nên được thuần hóa trước khi nuôi để giảm tỷ lệ hao hụt.
- Sử dụng thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm, nhuyễn thể. Đặt thức ăn trong túi vải có đục lỗ, gắn cố định vào miệng can để lươn ăn mà không gây ô nhiễm nước.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của lươn để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các dấu hiệu bệnh tật.
- Khi trời nắng nóng, cần giăng lưới làm mát và thả lục bình để làm sạch môi trường sống cho lươn.
6. Nhựa Việt Tiến – Địa chỉ bán can nhựa chất lượng, giá rẻ
Muốn mô hình nuôi lươn trong can nhựa đạt được hiệu quả cao nhất thì ngay từ đầu phải lựa chọn được đơn vị cung cấp can nhựa chất lượng. Nhựa Việt Tiến tự hào là nhà cung cấp can nhựa uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Chúng tôi chuyên phân phối các sản phẩm can nhựa, thùng nhựa hay các loại thùng rác cho hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc. Chính sách bán hàng giá sỉ ưu đãi cùng dịch vụ giao hàng tận nơi là những yếu tố giúp khách hàng yên tâm chọn Nhựa Việt Tiến là đơn vị đồng hành cùng quá trình kinh doanh của mình.
Nếu quý khách đang quan tâm và muốn xem các mẫu can nhựa của chúng tôi, vui lòng liên hệ hotline 1800 7113 để được các bạn nhân viên hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất có thể!
Mô hình nuôi lươn trong can nhựa hứa hẹn sẽ mang đến nhiều kết quả bất ngờ cho những ai chăm chỉ tìm hiểu cách nuôi hiệu quả. Với những hướng dẫn ở bài viết trên, Nhựa Việt Tiến tin rằng bạn đã tậu cho mình được những kiến thức bổ ích để vận dụng vào kỹ thuật nuôi lươn của mình. Hy vọng rằng các phương pháp này sẽ ngày càng được nhân rộng trong tương lai, góp phần cải thiện đời sống người nuôi ngày một tốt hơn.