Trong Logistics, thuật ngữ FCL thường được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế. Đây là một trong những hình thức vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào FCL cũng là lựa chọn phù hợp, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra sự lựa chọn với LCL. Vậy, FCL là gì, khác LFL như thế nào? Hãy cùng Nhựa Việt Tiến tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
1. FCL là gì trong xuất nhập khẩu?
FCL là một trong những thuật ngữ quan trọng và có thể giúp ích rất nhiều cho chủ hàng nếu như biết tận dụng FCL shipment đúng cách. Vậy FCL là gì và FCL shipment là gì?
1.1. FCL shipment là gì?
Hàng FCL là gì hay FCL shipment là gì? Đây là lô hàng được vận chuyển theo hình thức FCL, tức là hàng hóa của chủ hàng chiếm toàn bộ không gian container và không phải chia sẻ với hàng hóa của ai khác. Điều này giúp tối ưu hóa thời gian vận chuyển và giảm thiểu rủi ro hư hỏng do không phải xử lý chung với các lô hàng khác.
1.2. FCL và LCL là gì? Sự khác biệt giữa FCL và LCL
Sau khi đã hiểu qua về FCL shipment là gì thì bạn sẽ có thể thắc mắc thuật ngữ FCL LCL là gì. Khi nắm vững kiến thức về các thuật ngữ này thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn để thuê Container cũng như biết cách quản lý việc vận chuyển hàng hóa sao cho hiệu quả.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, FCL (Full Container Load) là việc chủ hàng sử dụng toàn bộ không gian của một container cho lô hàng của riêng mình để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. Điều này có nghĩa là hàng hóa của chủ hàng sẽ được đóng gói, niêm phong tại điểm xuất phát và chỉ được mở ra khi đến điểm đích, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao. Phương thức này đặc biệt phù hợp với những lô hàng có khối lượng lớn hoặc yêu cầu vận chuyển đặc biệt.
Ngược lại, LCL (Less than Container Load) là việc chủ hàng chia sẻ không gian container với một chủ hàng khác để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. Việc này diễn ra khi hàng hóa của chủ hàng không đủ để lấp đầy container, lúc này để tiết kiệm không gian cũng như chi phí thuê Container, chủ hàng sẽ gộp chung hàng hóa với chủ hàng khác. Tuy nhiên, điều này sẽ gây mất nhiều thời gian do phải xử lý nhiều lô hàng cùng lúc.
Sự khác biệt giữa FCL và LCL:
- Chi phí vận chuyển: Với FCL, chi phí được tính cho toàn bộ container, do đó phù hợp với lô hàng lớn. Trong khi đó, LCL tính chi phí dựa trên khối lượng hoặc trọng lượng hàng hóa, thích hợp cho lô hàng nhỏ.
- Thời gian vận chuyển: FCL thường có thời gian vận chuyển nhanh hơn do không cần ghép hàng và xử lý nhiều lô hàng khác nhau. LCL mất thời gian lâu hơn do mất thêm thời gian cho việc gom hàng và phân phối.
- Rủi ro hư hỏng: Hàng hóa vận chuyển theo FCL ít có nguy cơ hư hỏng hơn do không phải chia sẻ container với hàng hóa khác. LCL có thể gặp rủi ro cao hơn do sự đa dạng của hàng hóa trong cùng container.
2. Nguyên nhân hình thành FCL là gì?
Việc hình thành FCL trong lĩnh vực logistics xuất phát từ nhu cầu tối ưu hóa vận tải hàng hóa quốc tế. Trước đây, quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn do phải bốc xếp thủ công, phụ thuộc vào thời tiết và cần nhiều kho bãi trung chuyển.
Sự ra đời của container vào những năm 1950 đã cách mạng hóa ngành vận tải, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí. Trong bối cảnh đó, FCL xuất hiện như một giải pháp cho các lô hàng đủ lớn để lấp đầy toàn bộ container, mang lại hiệu quả cao về chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
3. Một số đặc điểm của FCL
FCL là hình thức vận chuyển hàng hóa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi các đặc điểm sau đây:
- Sử dụng độc quyền container: Chủ hàng có toàn quyền sử dụng và kiểm soát container, đảm bảo hàng hóa được sắp xếp và bảo quản theo ý muốn.
- An toàn và bảo mật cao: Hàng hóa được niêm phong từ đầu đến cuối hành trình, giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc mất mát do không phải ghép chung với hàng hóa khác.
- Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Do không cần chờ ghép hàng, quy trình vận chuyển FCL thường diễn ra nhanh hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.
- Chi phí hiệu quả cho lô hàng lớn: Với khối lượng hàng hóa đủ lớn để lấp đầy container, FCL giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị hàng hóa.
- Giảm thiểu xử lý trung gian: Hàng hóa FCL ít phải qua các khâu xử lý, xếp dỡ trung gian, từ đó giảm thiểu nguy cơ hư hỏng và tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, đối với các lô hàng nhỏ lẻ không đủ để lấp đầy container, việc lựa chọn FCL sẽ không phải sự lựa chọn phù hợp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên chọn hình thức LCL để không cần phải tốn quá nhiều chi phí.
Xem thêm:
- Kho ngoại quan là gì? Những thông tin cần biết về kho ngoại quan
- Kho CFS là gì? Tất tần tật về kho CFS trong xuất nhập khẩu
- Kho DC là gì? Tổng quan về trung tâm phân phối trong Logistics
4. Trách nhiệm của các bên trong FCL là gì
Trong phương thức vận tải FCL (Full Container Load), mỗi bên liên quan có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi.
4.1. Trách nhiệm của người gửi hàng (chủ hàng)
Người gửi hàng chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị hàng hóa trước khi bàn giao cho hãng vận tải. Họ vận chuyển container rỗng từ bãi c về kho để tiến hành đóng hàng và niêm phong theo đúng tiêu chuẩn. Việc đóng gói phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, chủ hàng còn phải hoàn thiện các thủ tục hải quan, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói… Sau khi hoàn tất, sẽ vận chuyển container đã niêm đến cảng xuất và bàn giao cho hãng vận tải đúng thời gian quy định.
4.2. Trách nhiệm của hãng vận tải
Hãng vận tải đóng vai trò là trung gian, đảm bảo quá trình vận chuyển container từ cảng xuất đến cảng nhập diễn ra suôn sẻ. Họ sẽ kiểm tra container trước khi xếp lên tàu, phát hành vận đơn, xác nhận thông tin lô hàng, đồng thời đảm nhận việc vận chuyển container theo lịch trình đã thỏa thuận.
Khi tàu cập cảng đích, hãng vận tải có trách nhiệm dỡ container xuống bãi, hỗ trợ các thủ tục liên quan và giao hàng cho người nhận đúng quy định. Việc bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển cũng là một phần quan trọng trong trách nhiệm của họ.
4.3. Trách nhiệm của người nhận hàng
Khi container đến cảng nhập, người nhận hàng phải hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu trước khi lấy hàng. Họ cần kiểm tra tình trạng niêm phong container để đảm bảo hàng hóa còn nguyên vẹn. Sau đó, container được vận chuyển về kho để tiến hành dỡ hàng.
Một trong những trách nhiệm quan trọng của người nhận là trả lại container rỗng cho hãng vận tải trong thời gian quy định, nếu chậm trễ có thể phát sinh phí lưu container tại bãi. Việc tuân thủ đúng trách nhiệm giúp đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận lợi và giảm thiểu các chi phí phát sinh.
5. Ưu nhược điểm của phương thức vận chuyển FCL
Phương thức vận chuyển FCL mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt với hàng hóa số lượng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì FCL cũng có những nhược điểm mà doanh nghiệp cần xem xét. Cụ thể:
Ưu điểm của FCL:
- Tiết kiệm chi phí cho lô hàng lớn: Khi thuê container, chi phí vận chuyển sẽ được tính trên mỗi đơn vị hàng hóa sẽ thấp hơn so với ghép hàng lẻ. Vậy nên hình thức này sẽ rất có ích đối với những doanh nghiệp có số lượng hàng lớn đủ để lấp đầy container.
- Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Khi vận chuyển bằng hình thức này, chủ hàng chỉ việc quản lý và đưa hàng của mình vào container, vì vậy quy trình diễn ra rất nhanh chóng mà không cần chờ đợi ghép hàng với bên khác.
- An toàn và bảo mật cao: Hàng hóa được đóng gói trong container riêng biệt và niêm phong từ điểm xuất phát đến điểm đích, giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc mất mát.
Nhược điểm của FCL:
- Yêu cầu khối lượng hàng lớn: Để sử dụng hiệu quả phương thức FCL, doanh nghiệp cần có đủ hàng hóa để lấp đầy toàn bộ container. Điều này có thể là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc khi vận chuyển các lô hàng nhỏ lẻ.
- Chi phí cao cho lô hàng nhỏ: Nếu lượng hàng hóa không đủ để lấp đầy container, việc sử dụng hình thức FCL có thể sẽ gây lãng phí, do doanh nghiệp phải chi trả cho toàn bộ không gian container dù không sử dụng hết.
- Quản lý và xử lý hàng hóa phức tạp hơn: Việc đóng gói, niêm phong và dỡ hàng từ container yêu cầu sự chính xác và cẩn thận, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình quản lý chặt chẽ và nhân lực có kinh nghiệm. Nếu không thì sẽ gây thất thoát hàng hóa hoặc không chia đều chi phí.
6. Quy trình và thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL
Quy trình và thủ tục hải quan xuất khẩu hàng FCL đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng tiến độ. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình này:
6.1. Bước 1 – Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định xem mặt hàng dự kiến xuất khẩu có thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế xuất khẩu hay không. Nếu có, cần xin giấy phép xuất khẩu từ cơ quan chức năng.
Sau đó, chủ hàng cần chuẩn bị một số chứng từ quan trọng như: Hợp đồng mua bán (Sales Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing List), và các giấy tờ liên quan khác như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng thư kiểm dịch (nếu cần).
6.2. Bước 2 – Đặt Booking và lấy container rỗng
Dựa trên điều kiện thương mại đã thỏa thuận, doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý vận tải để đặt chỗ cho lô hàng. Sau khi đặt chỗ thành công, hãng tàu sẽ xác nhận và cấp container rỗng cho chủ hàng. Doanh nghiệp điều xe đến bãi container để nhận container và vận chuyển về kho để đóng hàng.
6.3. Bước 3 – Đóng hàng và niêm phong container
Chủ hàng tiến hành xếp hàng hóa vào container theo đúng quy cách. Sau khi đóng hàng, container được niêm phong bằng seal do hãng tàu cung cấp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.
6.4. Bước 4 – Vận chuyển container đến cảng và hạ bãi
Sau khi niêm phong, Container sẽ được vận chuyển từ kho đến cảng xuất khẩu và hạ tại bãi theo hướng dẫn của cảng và hãng tàu, đảm bảo đúng thời gian quy định để tránh phát sinh chi phí lưu bãi.
6.5. Bước 5 – Khai báo hải quan và thông quan
Doanh nghiệp hoặc đại lý hải quan tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua hệ thống hải quan điện tử, đính kèm các chứng từ cần thiết. Sau khi khai báo, tờ khai sẽ được phân vào các luồng bao gồm: xanh (miễn kiểm tra), vàng (kiểm tra hồ sơ), hoặc đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa).
Dựa trên kết quả phân luồng, doanh nghiệp thực hiện các bước cần thiết để hoàn tất thủ tục thông quan, bao gồm xuất trình hồ sơ, kiểm tra hàng hóa (nếu cần) và nhận quyết định thông quan từ cơ quan hải quan.
6.6. Bước 6 – Nhận vận đơn và hoàn tất chứng từ
Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu, hãng tàu phát hành vận đơn (Bill of Lading) cho doanh nghiệp. Sau đó tiếp tục hoàn thiện các chứng từ khác theo yêu cầu của hợp đồng và thị trường nhập khẩu, như chứng nhận xuất xứ, chứng thư kiểm dịch, hóa đơn thương mại, và phiếu đóng gói.
6.7. Bước 7 – Gửi chứng từ cho người mua và theo dõi lô hàng
Sau khi hoàn tất, doanh nghiệp gửi bộ chứng từ cho người mua để họ chuẩn bị thủ tục nhập khẩu. Chủ hàng sẽ theo dõi hành trình của lô hàng, cập nhật thông tin cho người mua và phối hợp xử lý kịp thời nếu có sự cố phát sinh.
FCL trong logistics không chỉ là một phương thức vận chuyển đơn thuần mà còn là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn. Nhờ tính bảo mật cao, thời gian vận chuyển nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro hư hỏng, FCL giúp quá trình giao thương quốc tế trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức phù hợp với từng lô hàng cụ thể. Chủ hàng có thể tham khảo và xem xét thêm hình thức LCL để có phương án tốt nhất.
Qua bài viết trên, Nhựa Việt Tiến đã giải thích FCL là gì, FCL là hàng gì và sự khác biệt giữa FCL và LC. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu cho quy trình xuất nhập khẩu, hãy liên hệ Nhựa Việt Tiến để tham khảo các sản phẩm pallet nhựa, thùng nhựa, thùng rác, … chất lượng, giúp bảo vệ hàng hóa tốt hơn trong quá trình vận chuyển.